Thị trường nhập khẩu tại Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh, trong đó có ngành thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo ngại về chất lượng những thực phẩm nhập khẩu này có vệ sinh và an toàn hay không.
Bài viết này sẽ chia sẻ cách nhập khẩu thực phẩm và một số quy định, tiêu chuẩn bắt buộc khi nhập khẩu thực phẩm để bạn yên tâm hơn nhé (bài viết đề cập vận chuyển bằng đường biển, không đề cập vận chuyển đường biên).
Các cơ sở kinh doanh muốn nhập khẩu bất kỳ loại thực phẩm nào vào thị trường Việt Nam cần thực hiện một Quy trình nhập khẩu thực phẩm gồm 03 bước: Công bố thực phẩm, Xin cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện thủ tục Hải quan đối với thực phẩm nhập khẩu.
Cụ thể như sau:
Bước 1: Công bố thực phẩm
Việc này thực hiện theo quy định tại:
- Luật an toàn thực phẩm (ANTP) năm 2010
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều Luật ATTP
- Thông tư số 19/2012/TT-BYT hướng dẫn việc công bố phù hợp quy định ATTP
- Thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế
Việc công bố này sẽ được cơ quan Cục An Toàn Thực Phẩm do Bộ Y Tế quản lý.
Khi bạn muốn nhập khẩu một sản phẩm thực phẩm, bạn phải có mẫu để kiểm tra do bộ y tế quản lý. Trong đó thể hiện các chỉ tiêu cần kiểm tra là gì, bao nhiêu chất cần kiểm, tiêu chuẩn các chất đó như thế nào, theo tỷ lệ bao nhiêu % và ở mức cho phép bao nhiêu theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Tuỳ vào sản phẩm thực phẩm bạn nhập khẩu về, bạn sẽ có những chỉ tiêu riêng, thời gian test phụ thuộc vào các chỉ tiêu đó và thông thường từ 7-10 ngày. Khi đã có kết quả test phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam thì bạn tiến hành công bố sản phẩm ra thị trường. Việc này sẽ được thực hiện rõ ràng và tiện lợi trên website của Cục An Toàn Thực Phẩm https://vfa.gov.vn/ bao gồm đăng kí thông tin chi tiết trên bao bì sản phẩm, nhãn phụ, thành phần và nơi sản xuất, công ty sản xuất. Tất cả thông tin này đều phải công bố trên bao bì sản phẩm. Thời gian đánh giá được một bộ hồ sơ đầy đủ và có đủ điều kiện cho phép doanh nghiệp nhậu khẩu mất ít nhất 20-25 ngày. Quy trình này rất chặt chẽ. Giấy công bố có giá trị trong 3 năm, nếu doanh nghiệp sản xuất có giấy chứng nhận ISO hoặc HACCP thì công bố hợp quy là 5 năm mới công bố lại sản phẩm.
Bước 2: Xin cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo thông tư số 28/2013/TT-BTC Việc thực hiện thủ tục xin cấp phép nhập khẩu thực phẩm bắt buộc phải thực hiện nếu thuộc trường hợp:
- Các nguyên liệu thực phẩm đã qua chế biến công nghiệp không cần qua tinh chế lại nhằm phục vụ sản xuất trực tiếp hoặc sang bao đóng gói lại;
- Các chất sử dụng trong chế biến thực phẩm
- Thực phẩm bao gói sẵn sử dụng trực tiếp;
- Các sản phẩm được quy định (khi có thông tin rủi ro về an toàn,dịch bệnh hoặc được Bộ Y tế yêu cầu bằng văn bản)
- Các sản phẩm khác thuộc Danh mục phải công bố tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành theo từng thời kỳ.
Những loại thực phẩm không cần xin giấy phép nhập khẩu
- Thực phẩm mang theo người để tiêu dùng cá nhân không quá số lượng phải nộp thuế nhập khẩu
- Thực phẩm là quà biếu nhân đạo, là hàng trong túi ngoại giao, túi lãnh sự theo quy định của pháp luật
- Thực phẩm tạm nhập, tái xuất; quá cảnh, chuyển khẩu; gửi kho ngoại quan
- Thực phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu; hàng mẫu tham gia các hội chợ
- Thực phẩm trao đổi của cư dân biên giới
- Thực phẩm do các doanh nghiệp Việt Nam gia công cho chủ hàng nước ngoài chỉ để xuất khẩu;
- Nguyên liệu thô phải qua tinh chế, chế biến lại (dầu thực vật,lá và sợi thuốc lá,thảo dược dùng trong chế biến thực phẩm)
- Thực phẩm tươi sống, sơ chế thuộc danh mục phải qua kiểm dịch động vật hoặc kiểm dịch thực vật
Bước 3: Thực hiện thủ tục hải quan đối với thực phẩm nhập khẩu
Cơ quan tiếp nhận: Cơ quan Hải quan tiếp nhận kiểm tra quyết định thông quan theo quy định
Thuế:
- Thuế XNK theo biểu thuế XNK hiện hành
- Thuế VAT theo Luật thuế GTGT
Lúc hàng về đến cảng sẽ chịu sự giám sát của Hải quan. Hàng sẽ được tiếp tục lấy mẫu thực tế và cho đi test lại một lần nữa theo thông tin test trước. Nếu đúng với thông tin đã công bố thì cho thông quan và bán hàng ra thị trường, ngược lại không đúng sẽ làm công bố lại hoặc sẽ tái xuất về nước sản xuất.
Hồ sơ Hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu gồm:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu
- Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
- Contract (Hợp đồng thương mại)
- Packing list (Bản kê chi tiết hàng hóa)
- Bill of Lading (Bộ vận tải đơn)
- Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành
- Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan
- Tờ khai trị giá
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Nếu có thắc mắc hoặc cần trợ giúp, bạn vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN LONG VIỆT
Tòa nhà Newton, Số 38 Trương Quốc Dung, Phường 8, Quận Phú Nhuận, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tel: 84-28 39955851 / 853/ 857/ 792 Hotline: 0913832467
Email: binhlq@longvietlogistics.vn
Website: http://longvietlogistics.com/
- THỦ TỤC NHẬP KHẨU GỖ TỰ NHIÊN (21.02.2023)
- THỦ TỤC NHẬP KHẨU GIẤY CUỘN (13.02.2023)
- THỦ TỤC XUẤT KHẨU CÁT (25.12.2020)
- C/O LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ C/O (14.12.2020)
- THỦ TỤC NHẬP KHẨU THÉP (10.12.2020)
- THỦ TỤC NHẬP KHẨU TẤM PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI (SOLAR PANEL) (10.12.2020)
- THỦ TỤC NHẬP KHẨU HẠT NHỰA (09.12.2020)
- THỦ TỤC NHẬP KHẨU HOÁ CHẤT (08.12.2020)
- THỦ TỤC NHẬP KHẨU MỸ PHẨM (08.12.2020)
- THỦ TỤC XUẤT KHẨU ĐỒ NỘI THẤT GỖ (07.12.2020)