Hóa chất là mặt hàng rất đặc biệt, đã được luật hóa và được kiểm soát chặt chẽ bằng rất nhiều loại văn bản pháp lý. Vì vậy, khi tiến hành nhập khẩu mặt hàng này các doanh nghiệp cần tìm hiểu thật kỹ.
THÔNG TƯ NGHỊ ĐỊNH THAM KHẢO
- Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 ngày 21/11/2007
- Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 hướng dẫn Luật hóa chất
HOÁ CHẤT LÀ GÌ? LOẠI NÀO ĐƯỢC NHẬP KHẨU?
Theo điều 4, Luật Hóa chất 2018:
Hóa chất là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo.
Mỗi một loại hóa chất sẽ được ký hiệu bởi một dãy số tương ứng và duy nhất, gọi là mã CAS (Chemical Abstracts Service - tên một bộ phận thuộc hiệp hội hóa học của Mỹ).
Vậy kiểm tra mã CAS ở đâu trong bộ chứng từ nhập khẩu? Trong mua bán quốc tế mặt hàng hóa chất, ngoài các chứng từ quen thuộc như hợp đồng, hóa đơn, phiếu đóng gói... thì người bán có trách nhiệm phải cung cấp cho người mua bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất Material Safety Data Sheet (MSDS). Trên MSDS có đầy đủ tất cả các thông tin và mức độ nguy hiểm của loại hóa chất và kèm mã CAS.
Dựa vào mã CAS, doanh nghiệp cần xác định mặt hàng đó thuộc loại nào dưới đây:
1. Hóa chất cấm nhập khẩu:
Là các loại hóa chất nằm trong phụ lục III của Nghị định 113/2017/NĐ-CP.
Trường hợp nhập khẩu để thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt như nghiên cứu khoa học, phục vụ công tác quốc phòng an ninh,..v.v thì cần được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ thông qua đề nghị của bộ Công thương và các bộ liên quan khác.
Ví dụ: Sarin, Soman, Tabun, loại này có mức độ đe dọa tính mạng gấp 26 lần chất độc Xyanua. Không chỉ cấm nhập khẩu vào Việt Nam mà còn bị cấm sử dụng trên toàn thế giới.
2. Hóa chất bị hạn chế nhập khẩu:
Là các loại hóa chất nằm trong phụ lục II của Nghị định 113/2017/NĐ-CP.
Để được nhập loại này, doanh nghiệp cần có cấp phép của Bộ Công thương.
Ví dụ: Nicotin, Cadimi Sulfua,...
3. Hóa chất được nhập khẩu nhưng phải khai báo hóa chất:
Là các loại hóa chất nằm trong phụ lục I của Nghị định 113/2017/NĐ-CP.
Để được nhập loại này, doanh nghiệp cần thực hiện khai báo hóa chất. Bước công việc này giờ đây đã nhanh chóng và đơn giản hơn trước nhờ áp dụng việc khai báo trên hệ thống một cửa quốc gia www.vnsw.gov.vn.
Ví dụ: Axit Cloric, Bạc Nitrat, Canxi Cacbua,...
4. Hóa chất được nhập khẩu như hàng hóa thông thường:
Nếu loại hóa chất cần nhập không nằm trong danh mục cấm, danh mục phải khai báo thì có thể tiến hành nhập khẩu như hàng hóa thông thường. Cần phải lưu ý rằng, nếu hóa chất nhập không phải đơn chất mà là hợp chất, hỗn hợp thì cần đối chiếu tất cả mã CAS với các danh mục nêu trên.
CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRỪ KHAI BÁO
Theo Điều 28 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP các trường hợp dưới đây khi nhập khẩu hóa chất được miễn trừ khai báo:
- Hóa chất được sản xuất, nhập khẩu phục vụ an ninh, quốc phòng, ứng phó các sự cố thiên tai, dịch bệnh khẩn cấp.
- Hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất bảng đã được cấp phép sản xuất, nhập khẩu.
- Hóa chất nhập khẩu dưới 10 kg/một lần nhập khẩu. Trường hợp miễn trừ nêu tại điểm này không áp dụng đối với các hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.
- Hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam, nguyên liệu sản xuất thuốc là dược chất để sản xuất theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam.
- Hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đã có Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.
Trường hợp hoá chất doanh nghiệp mua từ nội địa thuộc Phụ lục V nhưng thuộc các trường hợp miễn trừ khai báo nêu trên thì khi làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp được miễn trừ khai báo hoá chất. Nếu không thuộc các trường hợp miễn trừ khai báo theo quy định trên, khi nhập khẩu doanh nghiệp phải thực hiện khai báo hoá chất theo quy định tại Nghị định 113/2017/NĐ-CP.
HỒ SƠ KHAI BÁO HÓA CHẤT
Việc khai báo hóa chất sẽ được thực hiện trước khi tàu về 2 ngày khi hàng về không phải đợi khai báo hóa chất.
Hồ sơ khai báo hóa chất cần có để có thông tin gồm:
- Mẫu đăng ký khai báo hóa chất (thông tư 40/2011/TT-BCT)
- Phiếu an toàn hoá chất bằng tiếng Việt (MSDS)
- Invoice, Packing list
- Trường hợp đối với mặt hàng phi thương mại không có hóa đơn mua, bán hóa chất, tổ chức, cá nhân khai báo hóa chất có thể sử dụng giấy báo hàng về cảng thay cho hóa đơn thương mại.
Nơi đăng ký khai báo hóa chất tại cục hóa chất thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia.
Sau khi đã khai khai báo hóa chất xong sẽ tiến hành làm thủ tục thông quan hàng hóa bình thường như đối với các lô hàng khác.
Nếu có thắc mắc hoặc cần trợ giúp, bạn vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN LONG VIỆT
Tòa nhà Newton, Số 38 Trương Quốc Dung, Phường 8, Quận Phú Nhuận, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tel: 84-28 39955851 / 853/ 857/ 792 Hotline: 0913832467
Email: binhlq@longvietlogistics.vn
Website: http://longvietlogistics.com/
- THỦ TỤC NHẬP KHẨU GỖ TỰ NHIÊN (21.02.2023)
- THỦ TỤC NHẬP KHẨU GIẤY CUỘN (13.02.2023)
- THỦ TỤC XUẤT KHẨU CÁT (25.12.2020)
- C/O LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ C/O (14.12.2020)
- THỦ TỤC NHẬP KHẨU THÉP (10.12.2020)
- THỦ TỤC NHẬP KHẨU TẤM PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI (SOLAR PANEL) (10.12.2020)
- THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỰC PHẨM (10.12.2020)
- THỦ TỤC NHẬP KHẨU HẠT NHỰA (09.12.2020)
- THỦ TỤC NHẬP KHẨU MỸ PHẨM (08.12.2020)
- THỦ TỤC XUẤT KHẨU ĐỒ NỘI THẤT GỖ (07.12.2020)