Một chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ mang lại thành công cho doanh nghiệp, làm hài lòng cho khách hàng; tăng doanh thu, năng lực canh tranh. Tuy vậy, để tận dụng việc liên kết chuỗi cung ứng để tận dụng lợi thể sẵn có sẽ là thách thức đến chiến lược quản lý của các công ty, doanh nghiệp.
MỞ RỘNG KÊNH TIÊU THỤ
Với thế mạnh là nước nông nghiệp, thuờng tháng 6 và tháng 12 hàng năm là thời điểm nông sản Việt buớc vào mùa vụ thu hoạch. Để không bị tình trạng "được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa", nhiều địa phương đã chủ động tìm đầu ra cho nông sản, sẵn sàng các phương án tiêu thụ và đặc biệt là đưa lên sàn thương mại điện tử.
Cùng với đó là sự kết nối chuỗi cung ứng từ sản xuất đến người tiêu dùng. Trong đó, có mô hình quản trị nông nghiệp mới với tên 3F (Feed - Farm - Food, có nghĩa là từ trang trại đến bàn ăn), để có thế cung úng những sản phẩm chất lượng, tươi ngon đến với khách hàng.
Qua các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp chuyển phát cũng có những giải pháp hỗ trợ đưa ra cho nông sản, như hãng chuyển phát J&T Express.
Để hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã đăng kí tham gia 2 sàn thương mại điện tử Postmart.vn và Vosco.vn để kết nối, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ. và hướng tới hình thành các hộ sản xuất nông nghiệp số (có gian hàng số, địa chỉ số, tài khoản thanh toán số, truy xuất nguốn gốc số, nhãn hàng số trên các sản thương mại điện tử).
Các tỉnh thành ngoài việc xây dựng phẩn mềm cơ sở dữ liệu chuyên trang thuơng mại điện tử còn tập huấn kỹ năng kinh doanh trực tuyến, kiến thức khởi nghiệp…để thúc đẩy tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử, giải quyết được lượng hàng hóa bị ùn ú, mở rộng thị trường và tiếp cận với xu thế thương mại thời đại công nghệ số.
VỀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN MIỀN NÚI
Sản lượng nông nghiệp miền núi nước ta khá đặc trưng, tiêu biểu, độc đáo. Nhưng giao thông không thuận tiện việc bán buôn nhỏ lẻ kiểu chợ truyển thống, cùng với những ảnh huởng nặng nề của dịch bệnh… luôn khiến với những sản phẩm nông nghiệp của ta không được quảng bá sâu rộng, hoặc đến tay khách hàng một cách nhanh chóng, đảm bảo.
Hiện nay, Bộ Công thương đang có giải pháp hỗ trợ kết nối cung cẩu xây dụng cơ sò dữ liệu nổi cung thông tin cho nông sản vùng đồng bào dân tộc miền núi, xây dựng hệ thống phân phối bài bản, ah(ờng xuyên liên tục và có tính điều phổi vùng miền.
Vai trò của các doanh nghiệp trong tiêu thụ nông sån cũng được đánh giá cao, khi sản phẩm mà người nông dân, hợp tác xã sản xuất, nhất là những vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, làm sao để được thông quan dễ dàng và ít bị hư hao tổn thất. Doanh nghiệp còn có cách quản trị chuỗi cung ứng, góp phần đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng với giá cả hợp lý và chất lượng tốt nhất.
Doanh nghiệp cũng góp phần tập huấn cho nông dân và hợp tác xã biết được phải sản xuất hàng hoá như thế nào để bán được tốt nhất cho người tiêu dùng trong nuớc và cả khi xuất khẩu. Và họ cüng là lực luợng quan trong tạo ra hệ thống phân phối của thị trường trong nước. Bộ Công Thương cũng đã đồng hành tổ chức nhiều sự kiện để giới thiệu văn hoá cũng như mặt hàng nông sản gắn với bản sắc từng vùng miền, giúp quảng bá và tiêu thụ được những sản phẩm đặc trưng của đồng bào dân tộc. Rất nhiều những lễ hội xoài, nhãn, vải, cá sông Đà đuợc tổ chức thành công với các hệ thống bán lẻ như Saigon Coop, Winmart, MM Mega Market và rất nhiều hệ thống khác.
CHÚ TRỌNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NÔNG SẢN
Theo nhận định của các chuyên gia, việc một quốc gia lớn mạnh cần có những thương hiệu có tính cạnh tranh cao cả ở thị trường nội địa và quốc tế. Thương hiệu có sức mạnh rất lớn trong việc đóng góp vào giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và sản phẩm. Nên việc xây dựng được thương hiệu, gắn nhãn luôn là khâu quan trọng có ảnh hưởng to lớn đến cả chuỗi cung ứng.
Thực tế, hiện có 85% - 90% lượng hàng nông sản của nước ta vào thị trường thế giới phải thông qua trung gian bằng các thương hiệu nuớc ngoài. Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nông sản ra nước ngoài phải gắn nhãn hiệu trung gian thương mại tại thị trường nước sở tại. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tại đồng bằng sông Củu Long cho biết có khoảng 10 thương hiệu hàng hoá nước ngoài cho chính sản phẩm của minh trong một năm. Tuy nhiên, khi lượng sản phẩm của nuớc ta còn nhỏ lẻ, không đa dạng các mặt hàng. Cùng với thói quen tiêu dùng và lòng tin của người dân thường lựa chọn mua hàng của những doanh nghiệp nhập khẩu trong nước, mặc dù giá thành cao hơn.
Ngoài những khó khăn đó, việc chi phí quảng cáo của thị trường nông sản nước ngoài cũng vô cùng đắt đỏ, thời gian hình thành lâu dài, chi phí mở văn phòng đại diện cũng khá cao. Tuy nhiên, việc vuợt qua khó khăn ban đầu, xây dựng thương hiệu luôn cần thiết để nâng cao giá trị nông sản thị trường Việt và quảng bá sâu rộng sản phẩm tiêu biểu, chất lượng đến tay nguời tiêu dùng.
Theo THẢO NGUYÊN (BÁO VIETNAM LOGISTICS)
- ÁP DỤNG KỸ THUẬT SỐ ĐỂ THỰC THI QUY ĐỊNH CHỐNG PHÁ RỪNG CỦA EU TRONG NGÀNH CÀ PHÊ (17.08.2023)
- NGÀNH GỖ ĐÓN TIN VUI KHI ĐƠN HÀNG XUẤT KHẨU TĂNG TRỞ LẠI (17.08.2023)
- TRANH CHẤP VỀ TỔN THẤT HÀNG HÓA VÀ VẬN ĐƠN SẠCH (29.05.2023)
- LÀM GÌ ĐỂ TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẢU (29.05.2023)
- LOGISTICS XANH & CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG TRONG QUẢN LÝ CHUỖI CÙNG ỨNG XANH MỚI (29.05.2023)
- BỐN XU HƯỚNG XANH SẼ MỞ RA HƯỚNG ĐI MỚI CHO HỆ THỐNG KHO BÃI VÀ CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU (26.05.2023)
- THỦY SẢN VIỆT NAM VÀ CHÌA KHÓA VÀNG (31.03.2023)
- MÙA XUÂN CỦA NIỀM TIN VÀ HY VỌNG (31.03.2023)
- CẦN TẠO NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN NGÀNH LOGISTICS (30.03.2023)
- KINH TẾ VIỆT NAM 2023 - NIỀM TIN TRƯỚC THỀM NĂM MỚI (28.03.2023)