Theo nhận định, bối cảnh kinh tế toàn cầu năm 2023 tiếp tục gặp nhiều khó khăn với dự báo tăng trưởng chậm lại, lạm phát gia tăng, khả năng suy thoái trong ngắn hạn và các vấn để về xung đột vũ trang, thiên tai, dịch bệnh... Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá tích cực và dự báo lạc quan về tăng trưởng năm 2022, 2023.
DUY TRÌ ĐÀ PHỤC HỒI MẠNH MẼ
Mùa Xuân đến muôn hoa khoe sắc dưới nắng hồng rực rỡ. Đất trời chuyển mình đón chào một năm mới, lòng ngươi cũng rộn rã những niềm tin yêu cuộc sống.
Nhìn lại năm 2022, mặc dù phải đổi mặt với nhiều khó khăn thách thức, nhất là áp lực từ bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng nhờ vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị; sự chung sức, đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp và nguời dân nên tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) nước ta đã đạt được nhiều kết quả khả quan.
Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 với chủ để "Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2022 và định hướng điều hành năm 2023' diễn ra ngày 17/12/2022, ông Trấn Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung uơng cho biết, sau thời gian 2 năm 2020-2021 tập trung thực hiện mục tiêu kép "vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế", năm 2022 vừa qua nền kinh tế Việt Nam đã có bước phục hồi mạnh mẽ, đạt kết quả tích cực và tương đối toàn diện; các cân đối lớn luôn được đảm bảo, nền tảng vi mô ổn định, đặc biệt là trong bối cánh tình hình thế giới và khu vực có nhiều khó khăn, bất ổn, nhiều nền kinh tế suy giảm tăng trưởng.
Nghị quyết số 68/2022/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của Quốc hội đề ra các chỉ tiêu chủ yếu cho năm 2023. Qua đó, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5%. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.400 USD. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 25,4-25,8%. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) binh quân khoảng 4,5%. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5-6%. Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 26,2%...
Theo đó, kinh tế Việt Nam dự kiến đạt mức tăng trưởng cao trên 8%, lạm phát được kiềm chế theo mục tiêu đề ra; xuất khẩu trong 11 tháng đầu năm đã tăng hơn 13,4%, cán cân hàng hóa xuất siêu 10,6 tỷ USD, vốn đầu tư nước ngoài giải ngân tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ sổ sản xuất công nghiệp trong 11 tháng tăng 8,6%, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng 8,9%; tiêu dùng trong nước tăng mạnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong 11 tháng đầu năm 2022 tăng tới 17,5%...
Đặc biệt, họat động SXKD tiếp tục được duy trì đà phục hồi mạnh mẽ. Theo số liệu báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 vào ngày 01/12 cho thấy, số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường đạt gần 195.000 doanh nghiệp, tăng 33,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 40,5%.
SẼ TIẾP TỤC BƯỚC PHÁT TRIỂN VỮNG CHẮC
Bên cạnh những kết quả đạt được, theo nhận định của Chinh phủ, bối cảnh kinh tế toàn cầu năm 2023 tiếp tục gặp nhiều khó khăn với dự báo tăng trưởng chậm lại, lạm phát gia tăng, khả năng suy thoái trong ngắn hạn và các vấn đề về xung đột vũ trang, thiên tai, dịch bệnh... Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá tích cực Và dự báo lạc quan về tằng trưởng năm 2022, 2023.
Trước mắt, nước ta còn phải đối mặt với không ít thách thức. Các loại thị trường, lưu thông dòng tiền của nền kinh tế gặp nhiều khó khăn; chỉ số sản xuất Công nghiệp tổng thể vẫn tăng nhưng đang có xu hướng giảm; việc triển khai một số nhiệm vụ của Chương trình phục hồi, phát triển KTXH, các chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm; giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu đề ra; nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng, tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế cục bộ chưa được xử lý dứt điểm; đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn...
Ngày 10/11/2022 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 68/2022/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết là, tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và các dịch bệnh mới phát sinh. Đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao năng lực nội tại, tính tự lực, tự chủ, khả năng chống chịu và thích ứng của nền kinh tế; quyết tâm thực hiện hiệu quả với nỗ lực cao nhất Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hộ, 3 chương trình mục tiêu quốc gia; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh, chuyển đổi số…
Đặc biệt, cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là các dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 1/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ quan điểm chỉ đạo, điều hành là tiếp tục nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Theo dõi sát diễn biến tình hình; chủ động, linh hoạt, có phản ứng chính sách nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả, có trọng tâm, trọng điếm, dứt khoát; bảo đảm thực hiện đồng bộ các mục tiêu trước mắt và lâu dài trên tinh thần bài bản, khoa học, sát tình hình thực tiễn, thúc đẩy phát triển KTXH nhanh và bền vững.
Thủ tướng nhấn mạnh không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác nhưng cũng không hoang mang, lo lắng; càng khó khăn, phức tạp thì càng phải giữ được sự bình tĩnh, sáng suốt, kiên trì, kiên định; đồng thời hết sức tránh giật cục trong chỉ đạo, điều hành.
Tăng cường đoàn kết, thống nhất; nâng cao hiệu quả phối hợp, chia sẻ, cùng nhau gánh vác trách nhiệm; phát huy cao nhất tiềm năng, thế mạnh mỗi bộ, ngành, đơn vị, đồng thời huy động hiệu quả súc mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành.
Để khẳng định tinh thẩn đó, cũng tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5, ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương bày tỏ tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng hành của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và mọi người dân, cùng với sự tin tưởng, ủng hộ, hợp tác có hiệu quả của cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẽ vượt qua thách thức, tiếp tục có bước phát triến vững chắc trong năm 2023 và những năm tiếp theo.
Theo TRẦN ĐÌNH LÃM (BÁO VIETNAM LOGISTICS)
- ÁP DỤNG KỸ THUẬT SỐ ĐỂ THỰC THI QUY ĐỊNH CHỐNG PHÁ RỪNG CỦA EU TRONG NGÀNH CÀ PHÊ (17.08.2023)
- NGÀNH GỖ ĐÓN TIN VUI KHI ĐƠN HÀNG XUẤT KHẨU TĂNG TRỞ LẠI (17.08.2023)
- TRANH CHẤP VỀ TỔN THẤT HÀNG HÓA VÀ VẬN ĐƠN SẠCH (29.05.2023)
- LÀM GÌ ĐỂ TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẢU (29.05.2023)
- LOGISTICS XANH & CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG TRONG QUẢN LÝ CHUỖI CÙNG ỨNG XANH MỚI (29.05.2023)
- BỐN XU HƯỚNG XANH SẼ MỞ RA HƯỚNG ĐI MỚI CHO HỆ THỐNG KHO BÃI VÀ CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU (26.05.2023)
- THỦY SẢN VIỆT NAM VÀ CHÌA KHÓA VÀNG (31.03.2023)
- MÙA XUÂN CỦA NIỀM TIN VÀ HY VỌNG (31.03.2023)
- CẦN TẠO NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN NGÀNH LOGISTICS (30.03.2023)
- NHỮNG CÔNG NGHỆ LIÊN KẾT CHUỖI CUNG ỨNG ĐỘT PHÁ TRONG NĂM 2023 (28.03.2023)